Hạn sử dụng của thịt bò đông lạnh, bạn đã hiểu hết chưa?
09:35 - 30/05/2019
Nhiều người hoang mang khi thấy các khuyến cáo như không nên giữ đông thịt, cá… quá vài tháng, trong khi đó, trên thế giới, có những loại thịt đông lạnh lại có hạn dùng lên tới vài năm. Vậy thịt bò đông lạnh có hạn dùng thế nào, sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn, chất lượng?
6 phần thịt bò giúp tăng cơ hiệu quả nhất
Bí quyết chế biến nước sốt hoàn hảo cho món beefsteak
Sản phẩm mới: Sườn non bò Úc 5 xương và 6 xương
Tại sao nên chọn thịt bò Úc để làm Beefsteak?
Nhiều người hoang mang khi thấy các khuyến cáo như không nên giữ đông thịt, cá… quá vài tháng, trong khi đó, trên thế giới, có những loại thịt đông lạnh lại có hạn dùng lên tới vài năm. Vậy thịt bò đông lạnh có hạn dùng thế nào, sử dụng ra sao để đảm bảo an toàn, chất lượng?
Thịt bò đông lạnh có giảm chất lượng so với thịt tươi mới mổ?
Hiện nay, trên thế giới hầu như chỉ còn một số nước châu Á trong đó có Việt Nam giữ thói quen mua thịt vừa mổ và bán tại các chợ về chế biến hoặc để vào ngăn đá để bảo quản. Không ít người Việt vẫn quan niệm, chất lượng, giá trị dinh dưỡng và vị ngon của đồ đông lạnh không thể bằng thực phẩm tươi nên luôn cố gắng mua đồ tươi hàng ngày ở chợ. Thạc sĩ Bùi Thị Minh Thủy, Giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Công nghệ Sài Gòn, khẳng định, cách hiểu và thói quen tiêu dùng này là hoàn toàn sai lầm.
Thực chất, đông lạnh là biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất cho việc bảo quản thực phẩm. Cách này sẽ giúp thực phẩm, nhất là thịt giữ được gần như nguyên vẹn tính chất ban đầu về kết cấu bên ngoài cũng như dinh dưỡng, chất lượng bên trong. Lý do là, không vi sinh vật nào có thể hoạt động ở điều kiện dưới -18 độ C, vì thế, nó hoàn toàn mất khả năng làm hư hỏng thực phẩm.
Tuy nhiên, không phải cách đông lạnh nào cũng giúp thực phẩm giữ nguyên được độ tươi ngon, an toàn.
Có hai cách bảo quản lạnh phổ biến là bảo quản lạnh thường và cấp đông sâu. Bảo quản lạnh thường - cách mà nhiều người Việt hiện nay vẫn hay dùng, tức mua thịt mới mổ về, sau đó bao gói rồi cất trên ngăn đá. Cách này chỉ giữ được thực phẩm một tuần đến vài tháng - tùy theo khối lượng, cách sơ chế… Thịt bảo quản lạnh thường sẽ mất nhiều thời gian để đông cứng hoàn toàn, khoảng vài tiếng. Việc này khiến các tinh thể nước đá bên trong thịt to ra, các cạnh sắc nhọn của nó có thể đâm toạc màng tế bào làm miếng thịt bị thất thoát nhiều nước cốt khi rã đông. Chính vì lẽ đó, bạn sẽ cảm thấy khi nấu thịt ra nhiều nước, dễ bị dai, nhạt vị. Lượng chất dinh dưỡng được giữ lại trong thịt vì vậy cũng bị giảm.
Cách thứ hai là cấp đông sâu - là phương pháp bảo quản hiện đại, thường được sử dụng ở các nước tiên tiến. Với cách này, thực phẩm được cấp đông cực nhanh ngay lập tức sau khi giết mổ động vật, giúp giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng, độ tươi ngon của nguyên liệu. Ngoài ra, điều quan trọng là cần đảm bảo nhiệt độ ổn định và không biến đổi quá 0,5 độ C trong toàn bộ quá trình bảo quản, vận chuyển. Bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng tới kết cấu của thịt.
Một yếu tố không thể bỏ qua giúp thực phẩm sau khi cấp đông vẫn đảm bảo là bản thân nguyên liệu được sử dụng phải có chất lượng tốt. Dù có sử dụng công nghệ tối tân cỡ nào, nhưng miếng thịt bạn đem cấp đông vốn là từ con bò được nuôi công nghiệp, ăn ngũ cốc, đã phải dùng tới kháng sinh, chất tăng trọng thì làm sao thành phẩm cuối cùng ngon lành, tốt cho sức khỏe? Bởi vậy, muốn có món ngon, ngoài việc bảo quản tốt, cần đảm bảo bản thân thực phẩm đó phải “chuẩn”.
Vì sao thịt bò, cừu Úc có hạn sử dụng 2 năm?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nếu bảo quản ở -18 độ C thì thịt bò hay lợn sẽ có thời hạn dùng là mãi mãi. Tuy nhiên, đó là khi nhiệt độ ngăn đá chính xác là -18 độ C hoặc thấp hơn. Hạn dùng thực phẩm đông lạnh còn phụ thuộc vào cách đóng gói, trữ đông.
Thực tế, trên thế giới, có loại thịt bò “ngủ đông” rất được yêu chuộng tại Pháp tên gọi Blonde Aquitaine còn bảo quản được tới chục năm.
Thịt bò, cừu Úc do Smile Shop nhập về là loại ăn cỏ hoàn toàn, được chăn thả tự do trên những bình nguyên mênh mông, hưởng không khí trong lành và nguồn nước tinh khiết. Các khu giết mổ của Australia đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới, với những giàn treo hiện đại, công nghệ tiên tiến, đội ngũ thực hiện đều đạt chứng chỉ hành nghề, tuân thủ quy trình khép kín đặc biệt.
Thịt, bò, cừu ngay sau khi mổ (chỉ trong vài phút) sẽ được đông lạnh cấp tốc giúp trung tâm miếng thịt có độ lạnh sâu ngay lập tức rồi mới đem trữ đông ở -18 độ C. Từ đó cho tới khi được vận chuyển về Việt Nam, tới các siêu thị, bếp ăn của từng gia đình, thịt bò, cừu Australia luôn được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -18 độ C. Với điều kiện này, thịt giữ được ít nhất hai năm vẫn đảm bảo nguyên vẹn độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng. Cũng chính vì vậy, khi nấu, bạn sẽ thấy thịt có vị ngọt tự nhiên không hề cần tẩm ướp gia vị nhiều. Lượng nước cốt từ thịt bị thất thoát cực ít, hàm lượng dinh dưỡng cao từ loại thịt bò, cừu ăn cỏ hảo hạng cũng được giữ vẹn nguyên.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thịt bò, cừu đông lạnh của Smile Shop
- Thịt bò, cừu mua về cần cất ngay trong ngăn đá. Khi nấu, lấy đúng lượng cần dùng, chọn. Tùy gia đình ít hay nhiều người, bạn nên mua định lượng đóng gói 300g hay 500g.
- Nên rã đông chậm trong tủ lạnh: Nếu có thể, cần có kế hoạch trước khi bạn định sử dụng thịt đông lạnh. Cách tốt nhất để giữ được chất lượng thịt là rã đông chậm trong tủ lạnh.
- Không cấp đông lại thịt đã rã đông vì ở điều kiện ngăn đá, miếng thịt bị đông cứng chậm, các tinh thể đá to hình thành trong quá trình này có thể đâm toạc tế bào thịt, khiến khi rã đông lần sau thịt bị ra nhiều nước cốt, nên kém ngon, vị nhạt và dai hơn.